Chữ ký số

Leave a Comment
Chữ ký số: Những điều cần biết đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp
Sự ra đời của Luật giao dịch điện tử vào năm 2005 [1] và Nghị định số 26/2007/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 15/02/2007 [2] đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng khung pháp lý về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam. Sau gần 8 năm triển khai, đến nay chữ ký số và chứng thực chữ ký số đã trở thành một dạng dịch vụ CNTT quan trọng của cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
Mỗi ngày, một số lượng lớn giao dịch điện tử được thực hiện thông qua Internet phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ quốc tế,…. Đây là một môi trường giao dịch thuận lợi nhưng cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thông tin. Do không gặp trực tiếp, đối tác giao dịch khó được xác thực chính xác nên có thể bị mạo danh. Ở dạng điện tử, nội dung các văn bản có thể bị thay đổi bởi người không có thẩm quyền. Do đó, các văn bản điện tử không thể dùng làm bằng chứng để đảm bảo các đối tác không chối bỏ các cam kết của mình. Giao dịch điện tử chỉ có thể thực hiện một cách an toàn và trở thành một phương tiện trao đổi thông tin hiệu quả trong thời đại thông tin số nếu các biện pháp an toàn thông tin cho giao dịch điện tử có thể đảm bảo các tính năng Bảo mậtNhất quánXác thực và Chống chối bỏ.
Các biện pháp an toàn thông tin cho giao dịch điện tử được sử dụng trước đây như sử dụng tên định danh/mật khẩu (ID/Password), mật khẩu sử dụng một lần (OTP),… đều có hạn chế riêng về tính năng, mức độ đảm bảo và mô hình giao dịch. Một trong các biện pháp trên là sử dụng mật mã đối xứng để mã hóa tài liệu điện tử khi trao đổi giữa hai hay nhiều đối tác. Mật mã này sử dụng một khóa (thường gọi là mật khẩu) để mã và sử dụng chính khóa đó để mở mã một tài liệu điện tử (tệp máy tính hay thông điệp dữ liệu). Nhiều phần mềm phổ biến hiện nay như MS Word, MS Excel, WinRAR, WinZip,… cho phép người dùng sử dụng biện pháp này để mã hóa nhằm hạn chế người không có thẩm quyền đọc nội dung tài liệu. Tuy nhiên, do mã và mở mã phải dùng cùng một khóa nên các đối tác trao đổi thông tin có sử dụng biện pháp an toàn thông tin này cần biết nhau để thống nhất mật khẩu. Vì thế mật mã đối xứng không hoàn toàn phù hợp với mô hình giao dịch mở như thương mại điện tử, khi các đối tác chưa quen nhau có thể có nhu cầu giao dịch. Ngoài ra, do mật khẩu được chia sẻ giữa các đối tác nên biện pháp an toàn thông tin  này không có tính năng xác thực và chống chối bỏ.
Với việc giao dịch điện tử được dùng ngày càng rộng rãi để triển khai các loại hình giao dịch quan trọng như thương mại điện tử, chính phủ điện tử,… chữ ký số đã được công nhận là biện pháp an toàn thông tin phù hợp nhất cho giao dịch điện tử xét từ khía cạnh tính năng và mức độ đảm bảo an toàn thông tin cũng như tính khả dụng.
Chữ ký số được xây dựng dựa trên công nghệ mật mã khóa công khai. Mật mã này sử dụng một cặp hai khóa, không suy ra được nhau, để mã và mở mã. Do các khóa không thể suy ra nhau nên một khóa (gọi là khóa riêng/khóa bí mật) sẽ được thuê bao giữ và một khóa (gọi là khóa công khai), được gắn với thông tin về thuê bao ở dạng một chứng thư số được công bố rộng rãi. Để đảm bảo an toàn thông tin, việc tạo cặp khóa và chứng thư số được một tổ chức có uy tín, gọi là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA), thực hiện hoặc giám sát. Đây cũng chính là tổ chức công bố chứng thư số của thuê bao.
Tổ hợp của việc sử dụng khóa để mã và mở cùng với một số phương pháp toán học hỗ trợ mang đến một loạt các ứng dụng thú vị của mật mã khóa công khai, trong đó có chữ ký số. Chữ ký số có khả năng đảm bảo các tính năng an toàn thông tin như xác thực, đảm bảo tính nhất quán và chống chối bỏ. Đây cũng là các tính năng mong đợi của chữ ký và con dấu sử dụng thông thường. Vì vậy, chữ ký số đã được lựa chọn để đóng vai trò của chữ ký số và con dấu trong giao dịch điện tử. Ngoài ra, chữ ký số còn được sử dụng để chứng thực máy chủ và các thiết bị kết nối mạng, xác định danh tính của nhà phát triển phần mềm cũng như là nền tảng để triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn thông tin khác.
Sau một thời gian triển khai, đến nay người dân và cộng đồng doanh nghiệp có thể xác định chữ ký số là dạng thể hiện chữ ký tay và con dấu, được công nghệ đảm bảo và được pháp luật bảo hộ. Sau khi Nghị định số 26/2007/NĐ-CP cùng một số văn bản dưới Nghị định ra đời, đến nay khung pháp lý về chữ ký số dần được hình thành và hoàn thiện. Với việc các CA công cộng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép và đi vào hoạt động để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, điều kiện để người dân và cộng đồng doanh nghiệp sử dụng chữ ký số tại Việt Nam đã chín muồi.
Chữ ký số đem lại nhiều lợi ích cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Với chữ ký số, nhiều giao dịch kinh tế, thương mại, hành chính được thực hiện theo cách truyền thống được chuyển sang môi trường điện tử, với độ đảm bảo an toàn cao, giảm bớt thời gian và chi phí thực hiện, thuận lợi và dễ dàng quản lý.
Một ứng dụng điển hình về sử dụng chữ ký số tại nước ta trong thời gian vừa qua là hệ thống kê khai thuế qua mạng do Bộ Tài chính triển khai và đưa và ứng dụng rộng rãi. Doanh nghiệp không phải in hồ sơ khai thuế và gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế. Thay vào đó, hồ sơ khai thuế ở dạng điện tử được ký số và gửi qua mạng đến hệ thống tiếp nhận của Tổng cục Thuế. Phương thức này cho phép doanh nghiệp chỉnh sửa sai sót một cách nhanh chóng, hồ sơ khai thuế có thể được gửi đi từ bất cứ nơi nào có mạng, vào bất cứ thời điểm nào trước hạn quy định, với chi phí in ấn, đi lại được giảm thiểu, thông tin thuế được nhập và tổng hợp nhanh chóng.
Ngoài việc sử dụng chữ ký số cho các giao dịch điện tử kê khai thuế qua mạng, chữ ký số có thể được sử dụng trong hóa đơn điện tử, giao dịch với ngân hàng, chứng khoán, thực hiện các thủ tục hải quan và giao tiếp giữa Chính phủ với người dân và cộng đồng doanh nghiệp./. 
TS. Đào Đình Khả, Cục Ứng dụng CNTT
Nhân dịp 2014, Công ty ITPS tung ra thị trường hàng loạt gói sản phẩm chữ ký số giá rẻ cạnh tranh trên thị trường. 
Như đã biết thì chữ ký số là một thiết bị không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp, do vậy giờ thị trường gần như bùng nổ và sắp đi đến giai đoạn bão hòa, việc chọn mua một sản phẩm chữ ký số giá rẻ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Hãy tin dùng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho bạn một sản phẩm chất lượng - uy tín - giá cạnh tranh nhất.
Bên cạnh đó chúng tôi còn có các gói đăng kí mới chữ ký số - gia hạn chữ ký số - chuyển đổi nhà cung cấp chu ky so gia re như là chu ky so viettel-ca, chữ ký số VNPT, chu ky so ck-ca , chữ ký số FPT….nhiều thông tin tốt cho bạn.
Quý khách có thể ghé thăm bảng giá chữ ký số hoặc liên hệ theo thông tin bên dưới
Để biết thông tin chi tiết cụ thể hơn vui lòng liên hệ theo thông tin :
43 Mạc Đỉnh Chi, P. Đakao, Q1, TPHCM
38 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TPHCM
Điện thoại : 090 23 24 838 - 08.38 12 17 19
Website : dangky.chukysogiare.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.